Thành phần cơ bản của sơn nước

Thành phần cơ bản của sơn nước bao gồm:

  • Nhựa nhũ (Resin): Chất nhựa là xương sườn của sơn, dùng để tạo thành màng sơn, liên kết bột màu, tạo độ bền, độ bóng, độ nhớt và độ bám dính cho sản phẩm.
  • Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như; tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như: Titan, bột đá, cao lanh, silic, …etc.
  • Bột tạo màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…
  • Màu vô cơ (màu tự nhiên): Tông màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
  • Màu hữu cơ (màu tổng hợp): Tông màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.
  • Phụ gia: Là các loại nguyên liệu được thêm vào với số lượng nhỏ để cung cấp hoặc tăng cường các đặc tính cụ thể nhất định cho sản phẩm như: tăng độ bền sản phẩm, tạo láng mặt, gia tăng độ chảy, tăng độ phân tán, làm nhanh khô và chất xúc tác, chất dẻo hóa,…
  • Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn, ảnh hưởng đến độ hòa tan và bay hơi của sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng. Dung môi thường sử dụng trong sản xuất sơn là nước.

Bài viết trên có lẽ phần nào cũng đã giúp các bạn chưa hiểu rõ về Sơn nước biết được sơn nước là gì? và thành phần cơ bản của sơn nước rồi đúng không nào? Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về sơn nước, từ đó giúp cho việc lựa chọn và sử dụng sơn có hiệu quả cao.